Tranh luận về tuổi thơ của các thế hệ | Ai đã đánh cắp tuổi thơ?
Trong chương trình Giai điệu tự hào của VTV3, sau khi lắng nghe bài hát Mùa Hoa Phượng Nở Của Nhạc Sĩ Hoàng Vân, những khách mời có mặt trong trường quay đã rất xúc động khi nhớ về tuổi thơ của bản thân mình. Cũng vì lý do đó, chương trình đã có một cuộc tranh luận mạnh mẽ về chủ đề “Ai đã đánh cắp tuổi thơ của trẻ em”, khi các em nhỏ hiện nay đang mất đi những nét hồn nhiên trong trẻo lúc xưa.
- PGS Văn Như Cương: “Tôi nghĩ rằng là đối với tất cả học sinh, kỳ nghỉ hè là điều mơ ước nhất. Bởi vì khi còn đi học, chúng tôi có 3 tháng hè vui chơi thoải mái, vui chơi hết mình. Chúng tôi đi tắm sông, đi chơi núi, đi chơi đồng, … Thì đó là điều rất mơ ước. Khi nghe nhạc của Hoàng Vân, chúng ta tưởng tượng lại điều đó. Tuy nhiên, đứng về góc độ giáo dục mà nói thì trẻ em hiện nay không có mùa hè. Mùa hè là gánh nặng cho tất cả học sinh hiện nay đang học ở trường phổ thông. Tôi hết sức mơ ước, nền giáo dục của chúng ta phải thay đổi như thế nào để trẻ con sẽ có hạnh phúc trong những ngày hè, hạnh phúc thực sự chứ không phải đi học thêm học nếm như bây giờ.”
Vậy câu hỏi đặt ra là, Ai đã đánh cắp tuổi thơ, ai đã đánh cắp mùa hè của các em nhỏ?
- Nhà Báo Quỳnh Hương: “ Tôi có một con gái nhỏ và hè này thì cháu bắt đầu vào lớp 1. Vợ chồng tôi chỉ có một điều băn khoăn đó là tôi muốn tìm được trường nào học thật ít để cho con được chơi. Điều thầy Văn Như Cương vừa nói thì tôi cực kỳ tâm đắc. Tôi thấy các em bây giờ đáng thương quá. Quảng thời gian để mà một con người sống vô lo, hồn nhiên, ngây thơ đẹp đẽ vô cùng. Nhưng nó ngắn quá, chỉ được mấy năm đầu đời thôi. Nếu bố mẹ biết thương con, thì bố mẹ nên nghĩ về điều đấy và nên bảo vệ cho con mình.”
- PGS.TS Nghệ Thuật Học Nguyễn Thị Minh Thái: “Tôi đi nhìn tất cả các bạn, tôi nhớ tuổi thơ của tôi. Bây giờ các em không hề biết chơi ô ăn quan, không biết chơi chuyền, cũng chẳng biết nhảy dây vì rất vụng về. Và tuổi thơ thì không bao giờ quay trở lại. Nói như PGS Văn Như Cương, chúng ta bị mất cắp tuổi thơ … Vậy tại sao không có mùa hè. Thời chúng tôi sống, có sự trong trẻo khủng khiếp mà bây giờ tôi thấy bị vẩn đục. Và ai là sự đánh cắp sự trong trẻo ấy?”
- PGS Văn Như Cương: “Câu trả lời tôi nghĩ ai cũng biết. Đó là do nhà trường của chúng ta. Dạy cái gì, dạy như thế nào mà đến mùa hè các em phải cố gắng học, cố gắng hơn cả những ngày thường. Điểm thứ 2 là gia đình, phụ huynh chúng ta … Phụ huynh đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bắt học sinh phải học trong dịp hè. Ngoài ra, cả xã hội chúng ta đang vào một cái guồng mà mọi người đang tham gia vào việc đánh cắp tuổi thơ của trẻ con chúng ta.”
- NS Xuân Bắc: Tôi còn nhớ bài hát “nghỉ hè lại được về quê, được đi tắm mát dưới ao sau nhà. Một năm học mới trôi qua, nghỉ hè đã đến với ta đây rồi. Đầy tự hào, sung sướng thế mà lại bị đánh cắp. Nghỉ hè bây giờ mà con tôi muốn đi nhổ su hào phải đóng tiền năm chục một lần nhổ …
- Nhiếp ảnh gia Nam Sơn: Tôi cũng chỉ muốn bổ sung thêm một ý. Chúng ta người lớn góp phần vào việc đánh cắp tuổi thơ. Nhưng tôi muốn nói đối tượng sâu xa chính là các vị. Các vị dồn áp lực cho chúng tôi. Khi tôi vào đại học, thì các vị ép chúng tôi vào đại học. Cả xã hội đua nhau vào đại học, cho nên chúng ta có quá nhiều cử nhân … Dần dần, cái xã hội bị đẩy theo cái guồng, chúng ta phải vào đại học thì mới thành người được. Cả xã hội dồn chúng tôi, cho nên chúng tôi phải dồn con chúng tôi lại. Tôi là một người tương đối tân tiến và tôi chỉ muốn cho con đi chơi thôi.
- NSND Thanh Hoa: Chúng tôi không tạo những áp lực cho thế hệ trẻ bây giờ. Đã là bố mẹ thì bao giờ cũng muốn con mình đẹp hơn con nhà người ta một tí, giỏi hơn nhà người ta một tí. Không ai muốn con mình dốt, nên bố mẹ ai cũng muốn con học nhiều. Các bạn trẻ hãy làm gì để không học nhiều mà vẫn ổn, vì lúc học các bạn có đang thật sự tập trung học đâu … ?
- Nhà Nghiên Cứu Triết Học Ngô Hương Giang: Tôi thấy rằng có một điểm quan trọng nhất trong giáo dục đó là làm sao dạy các em biết trân trọng chữ tình. Tôi dám chắc trong số chúng ta chẳng ai dám thừa nhận chính chúng ta đánh cắp chính chúng ta. Chúng ta đánh cắp giá trị nhân văn giữa người với người. Trẻ em nhìn vào người lớn như một tấm gương, khi trẻ em nhìn vào người lớn mà không có sự trân trọng lẫn nhau, từ đó trẻ em sẽ thu mình như một cái gai bị động chạm.
- Khách mời trẻ Nguyễn Hoàng Phương: Tôi thấy mâu thuẫn giữa chơi với học có một điểm thắt nút và có giải pháp. Chúng ta hãy tự hỏi rằng là chính CHƠI LÀ HỌC, HỌC CHÍNH LÀ CHƠI. Hai cái đó không hề mâu thuẫn. Ở đây chúng ta có thể tìm thấy giải pháp như thế này. Hãy thử nghiên cứu tâm lý của trẻ con, xem trẻ con muốn cái gì, muốn học qua cách chơi, muốn học qua những cách tự nhiên, chứ không phải theo cách chúng ta nghĩ là cắm đầu vào trong trang sách, cố gắng hiểu những thứ đầu óc chúng không thể cấu tạo để hiểu. Kết luận, quan trọng nhất không phải là thay đổi hệ thống giáo dục, bài vở. Vấn đề là do chúng ta thiếu những nhà nghiên cứu tâm lý thực sự ở Việt Nam để xem trẻ con nó muốn cái gì?
Trong các bài viết trước đây, Yonah đã từng phân tích về việc phụ huynh không nên quá áp đặt về mặt thành tích cho các con. Thay vào đó, phụ huynh hãy tìm cách để con được tiếp cận với những nguồn tri thức theo cách mà con muốn. Từ đó con sẽ chủ động hơn trong việc tìm tòi và học tập. (Tham khảo nội dung phân tích tại link: https://yonah.vn/co-nen-cho-con-trai-nghiem-tu-som/)
Từ góc độ khoa học tâm lý của trẻ, Yonah đưa đến cho các bậc phụ huynh những giải pháp học tập, vừa giúp con có được tuổi thơ trọn vẹn, vừa đồng thời phát triển về mặt tri thức và sự trưởng thành. Nếu phụ huynh mong muốn con giỏi tiếng Anh, thay vì bắt ép con học quá nhiều công thức trong sách vở, phụ huynh có thể cho con tham gia các trại hè Anh ngữ. Tại đây con vừa vui chơi, lại có thể bứt phá tiếng Anh một cách tự nhiên. Tương tự, nếu phụ huynh mong muốn con thành thạo những kỹ năng mềm, phụ huynh có thể cho con cùng bạn bè tham gia trại hè kỹ năng mềm khác.
>>> Xem thêm bài viết về các mô hình trại hè tại Việt Nam: https://yonah.vn/trai-he-la-ginhung-hinh-thuc-trai-he-pho-bien-o-viet-nam/