GIẬT MÌNH TRƯỚC SỰ PHÂN HÓA TRÌNH ĐỘ TIẾNG ANH CỦA HỌC SINH GIỮA CÁC VÙNG MIỀN
Dù chịu nhiều ảnh hưởng từ đợt dịch, Năm học 2020 – 2021 vẫn được diễn ra đúng tiến độ trong niềm hân hoan của thầy và trò trên khắp cả nước. Trong khi các bạn học sinh đang hào hứng với khởi đầu mới, phụ huynh lại có thêm mối bận tâm sau khi nhìn vào kết quả thi tốt nghiệp THPT của lứa học sinh đi trước. Nổi bật nhất là tình trạng điểm tiếng Anh “đội sổ” bảng thành tích và chênh lệch trình độ học sinh giữa thành thị với nông thôn. Vậy, lý do nào và giải pháp nào để chấm dứt tình trạng này ở các lứa học sinh tiếp theo?
Năm 2019, trong 9 môn thi tốt nghiệp THPT, duy nhất môn tiếng Anh có điểm trung bình thấp nhất là 4,38. Đến năm 2020, năm được xem là thách thức cho cả ngành Giáo dục vì chương trình giảng dạy buộc phải thay đổi do dịch Covid, kết quả thi môn tiếng Anh cũng chỉ tăng 0,2 điểm và tiếp tục đứng chót bảng với hơn 63% học sinh có điểm dưới trung bình.
Với xu thế hội nhập Quốc tế ngày nay, tiếng Anh đóng vai trò vô cùng quan trọng trong giao tiếp, cơ hội hợp tác, việc làm. Nhưng nếu thế hệ trẻ không có trình độ tiếng Anh, không biết nói tiếng Anh, liệu tương lai đất nước có rơi vào tình trạng “mù, câm, điếc” khi hội nhập Quốc tế.
Nguyên nhân điểm tiếng Anh tiếp tục “đội sổ” trong kỳ thi THPT và sự chênh lệch thành tích giữa thành thị với nông thôn
1.Về kết quả thi tốt nghiệp THPT thấp
Nguyên nhân trực tiếp chính là ở quy chế thi tốt nghiệp 9 môn và chia tổ hợp môn để xét tuyển Đại học. Nếu các bạn học sinh không chọn tổ hợp môn có tiếng Anh như D01 (Toán, Văn, Anh), A01 (Toán, Lý, Anh) hay A07 (Toán, Hóa, Anh) thì kết quả thi tiếng Anh chỉ cần không bị điểm liệt (dưới 1 điểm) là yên tâm qua môn.
Bên cạnh đó, chương trình dạy tiếng Anh trong hệ thống giáo dục nước ta chưa đủ hấp dẫn và truyền cảm hứng để các bạn học sinh hiểu rằng tiếng Anh không chỉ là một môn học. Đó còn là công cụ để các em hội nhập, nắm bắt cơ hội cho bản thân trong tương lai.
2. Về sự chênh lệch trình độ tiếng Anh giữa học sinh thành thị với nông thôn
Thứ nhất: về môi trường sống
Ở khu vực thành thị, nhất là các đô thị lớn, yếu tố “Hội nhập Quốc tế” thể hiện rõ rệt trong cuộc sống thường nhật và công việc. Người dân nhận thức rõ hơn về tính cấp thiết của tiếng Anh nên đầu tư cho con từ rất sớm. Và bản thân các bạn học sinh cũng nhận thức và có nhiều lựa chọn tương lai hơn ngoài cánh cửa Đại học. Nên các em hiểu tiếng Anh quan trọng thế nào.
Còn ở nông thôn, nhất là những nơi còn nhiều thiếu thốn, ít tiếp xúc tiếng Anh thì Toán, Văn, Lý, Hóa… vẫn được đề cao hơn, là thế mạnh khi các bạn học sinh nơi đây thi vào Đại học hàng chục năm nay.
Thứ hai: về điều kiện học tập
Rõ ràng mức “cầu” ở thành thị lớn hơn ở nông thôn nên việc các trung tâm tiếng Anh tập trung về thành thị là điều dễ hiểu. Trở ngại địa lý, không có trung tâm và giáo viên chất lượng để theo học nên dù các bạn học sinh ở khu vực nông thôn muốn tham gia lớp để cải thiện trình độ cũng rất khó.
Thứ ba: về điều kiện kinh tế
Khi có quá nhiều yếu tố cần đầu tư cho con nhưng điều kiện kinh tế không cho phép, phụ huynh tất nhiên sẽ đầu tư những thứ quan trọng nhất. Nếu tiếng Anh chưa phải ưu tiên hàng đầu thì chắc chắn các em học sinh chỉ theo học chương trình trên lớp, rất khó có thành tích cao nếu không chủ động tự học.
Muốn giải quyết dứt điểm, phải trị từ “gốc”
“Gốc” ở đây chính là tâm lý. Nếu trong suy nghĩ của các bạn học sinh, của phụ huynh không đặt nặng việc học tiếng Anh, sẽ rất khó có quyết tâm chinh phục. Nhưng nếu các bạn học sinh thực sự muốn học, muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình thì khi đó các điều kiện về môi trường sống, điều kiện học tập, điều kiện kinh tế không còn quá quan trọng, luôn có giải pháp phù hợp để cải thiện.
Ví dụ, môi trường sống của các em ít được tiếp xúc tiếng Anh nhưng vẫn muốn học tiếng Anh? Vậy thì hãy tạo cho mình môi trường lý tưởng để học tiếng Anh. Xây dựng thói quen học từ mới, chăm nghe radio, các chương trình truyền hình sử dụng tiếng Anh, chăm nghe nhạc…
Nếu không có trung tâm, giáo viên chất lượng tại địa phương, các em có thể chọn học online 1 kèm 1 với giáo viên nước ngoài.
Quan trọng nhất vẫn là ở sự cố gắng của các bạn học sinh
Muốn học giỏi một ngôn ngữ, phương pháp/giáo viên/môi trường đều quan trọng. Nhưng yếu tố cốt lõi vẫn là học sinh.
Các em phải chủ động hơn trong việc tiếp nhận kiến thức. Nghĩa là không chỉ nghe giảng, các em phải có ý kiến, chủ động đề nghị thầy cô giải đáp những phần không hiểu, và bày tỏ mong muốn của bản thân.
Như các bạn học viên nhà Yonah, mỗi buổi học không chỉ là trao đổi kiến thức mà còn là buổi truyền cảm hứng cực kỳ thú vị. Các bạn ấy có thể tự gợi chủ đề với thầy cô giáo, đưa ra thắc mắc của bản thân để được giải đáp kỹ càng, chia sẻ định hướng của bản thân để nhận lời khuyên từ một người bạn “lớn tuổi” đang sống ở môi trường Quốc tế…
Thông qua mạng Internet, Yonah và các bạn học viên trên khắp mọi miền Việt Nam kết nối với nhau dễ dàng hơn. Mỗi bạn có hoàn cảnh sống, trình độ tiếng Anh không giống nhau nhưng có điểm chung lớn nhất là Quyết tâm chinh phục tiếng Anh.
Quý phụ huynh và các bạn học sinh quan tâm có thể tìm hiểu rõ hơn các khóa học của Yonah và đăng ký học thử miễn phí tại link: Tiếng Anh Trực Tuyến hoặc liên hệ qua hotline: 0904 281 599 – 0989 205 656 để được tư vấn chu đáo.