DẠY CON CÁCH TỰ LẬP KHI SINH HOẠT TRONG MÔI TRƯỜNG TẬP THỂ
Tự lập là đức tính cần có ở trẻ, tạo cho con thói quen chủ động giải quyết mọi vấn đề gặp phải (kể cả khó khăn) một cách tốt nhất. Đặc biệt, tới tuổi đến trường, thế giới quanh con rộng mở, rất nhiều tình huống bố mẹ không thể ở bên giúp đỡ thì tự lập chính là “chìa khóa” để các con tự tin khẳng định năng lực bản thân.
Trẻ tự lập là khi trẻ có thể tự giải quyết các công việc, vấn đề phù hợp với lứa tuổi của mình. Và “tự lập” không phải là bản năng, đó là kết quả của một quá trình học hỏi, luyện tập không ngừng để trở thành phản xạ tự nhiên. Có 3 kỹ năng chính để giúp con hình thành tính tự lập, ba mẹ và gia đình cần hiểu rõ để đồng hành cùng con trên hành trình dài hơi này.
>>> Xem thêm: Có nên cho con trải nghiệm từ sớm?
Kỹ năng chăm sóc bản thân
Chăm sóc bản thân bao gồm các hoạt động vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ bản thân và ra những quyết định phù hợp với bản thân. Theo các chuyên gia về giáo dục sớm, từ 3 đến 6 tuổi, các bạn nhỏ đã có thể tự mình thực hiện một số hoạt động như đánh răng rửa mặt, thay quần áo, treo quần áo, dọn dẹp đồ cá nhân,… Các hoạt động sẽ tăng dần từ dễ đến khó, phụ thuộc vào lứa tuổi và khả năng nhận thức của từng bạn. Vai trò của gia đình trong giai đoạn này là tạo ra môi trường sẵn sàng để con tự lập:
- Sắp xếp giá giày, móc treo đồ, chậu rửa mặt,… vừa tầm với của trẻ.
- Cho con làm quen từ giày xỏ chân, giày dính quai, giày buộc dây,… Trẻ sẽ thích nghi tốt hơn, tư duy linh hoạt nhờ phản xạ “giày nào, cách xỏ đó”.
Môi trường học tập của con cũng cần “phối hợp ăn ý” với môi trường tự lập gia đình đã tạo ra. Như trong lớp tiếng Anh của Yonah, hoàn toàn không có trợ giảng và Yonah cũng không khuyến khích phụ huynh tham gia lớp học cùng con. Từ những rụt rè ban đầu vì chưa quen với môi trường tiếng Anh, thầy cô giáo có phương pháp đặc biệt giúp các bạn học viên dần cởi mở, chủ động giao tiếp. Thậm chí những bạn chỉ mới 4, 5 tuổi chưa biết chữ, quá trình nghe và đáp lại thầy cô bằng bản năng cực kỳ thú vị.
Kỹ năng sống trách nhiệm
Nếu giai đoạn đầu đời không được định hướng đúng thì các bạn nhỏ rất dễ sinh ra tính ích kỷ, dù là vô thức. Do đó, từ 2 đến 6 tuổi, gia đình có thể dạy cho con hiểu giúp đỡ mọi người là hành động tốt, được khuyến khích. Từ những công việc trong gia đình như phụ việc nhà đến giúp đỡ các em nhỏ tuổi hơn, lễ phép với người lớn tuổi,…
Ba mẹ cần công nhận và có thái độ ủng hộ các con. Lâu dần, các bạn nhỏ sẽ cảm thấy làm việc tốt, sống có trách nhiệm khiến bản thân trở thành người có ích và được mọi người yêu quý.
Một số hoạt động gia đình nên áp dụng để ủng hộ tinh thần trách nhiệm ở trẻ:
Dạy con có trách nhiệm trong lời nói
- Không ủng hộ trẻ mách lẻo: “Mách lẻo” xảy ra khi trẻ muốn ba mẹ thay mình giải quyết một vấn đề nào đó, thường là mâu thuẫn với bạn bè đồng trang lứa hay anh chị em trong nhà. Thay vì giúp trực tiếp, gia đình nên định hướng để con suy nghĩ phương án giải quyết. Tuy nhiên cần phân tích để con hiểu “mách lẻo” trong trường hợp có người xấu uy hiếp, xâm hại,… là cần thiết. Vì nó vượt ra khỏi khả năng tự giải quyết của con, cần ba mẹ can thiệp.
- Dạy con nói lời hay ý đẹp, không tổn thương người khác: Trẻ em như trang giấy trắng, mọi kiến thức con có đều là học được từ mọi người, môi trường xung quanh. Nếu con nói lời tổn thương, đừng vội mắng mỏ, ba mẹ cần tìm hiểu từ đâu con học được cách nói đó để con tránh tiếp xúc, đồng thời giải thích cho con hiểu ý nghĩa, hậu quả nếu nói lời không hay.
- Dạy con giá trị của lời hứa: Con chỉ nên hứa khi con có khả năng thực hiện. Gia đình hãy giúp các bạn nhỏ hiểu “hứa lèo” hay không tôn trọng lời hứa sẽ gây ra tổn thương thế nào cho người nghe và ảnh hưởng uy tín bản thân thế nào.
Dạy con tinh thần phấn đấu, không bỏ cuộc
Nếu trưởng thành trong sự bao bọc, cưng chiều, trẻ rất dễ thiếu nghị lực, thiếu cố gắng, không kiên trì.
Ba mẹ có thể bắt đầu bằng việc đặt ra quy định chung cho cả nhà: Đã làm gì thì phải làm đến cùng, không bỏ cuộc như việc đọc hết cuốn truyện bản thân đã chọn. Và khi con đã nỗ lực nhưng thất bại, ba mẹ cần có hành động khích lệ tinh thần, cố vũ các bạn ấy tiếp tục kiên trì thay vì trách móc, chê bai hay so sánh con với bạn khác.
Để con tự đưa ra quyết định
Việc tự đưa ra quyết định giúp con có trách nhiệm với các vấn đề của bản thân, lâu dần, trở thành phản xạ tư duy, chủ động giải quyết vấn đề mà không cần ai giúp đỡ. Khi có khả năng tự quyết, các bạn nhỏ cũng không còn tâm lý bao biện, đổ lỗi khi bản thân phạm sai.
Gia đình có thể đồng hành bằng cách ủng hộ khi con ra quyết định đúng, đưa thêm gợi ý hay cho con cơ hội được sai và gánh vác trách nhiệm vì quyết định của mình.
Kỹ năng giúp đỡ người khác
Bằng cách không nuông chiều, giúp con hiểu “chia sẻ không phải là mất đi mà là cùng có lợi”, lấy mình làm gương để tạo môi trường tốt cho con. Ba mẹ cũng cần để trẻ hiểu rằng, giúp người không phải là trách nhiệm, mà đó là cách để chúng ta hòa mình vào cuộc sống, để cảm nhận hạnh phúc, yêu thương.
Một trong những môi trường rèn tính tự lập tốt nhất là các hoạt động hè đầy hấp dẫn, đặc biệt là chương trình Trại hè Tiếng Anh của Yonah dành cho học viên từ 8 đến 17 tuổi. Quý phụ huynh có thể tìm hiểu thêm tại: https://yonah.vn/trai-he-tieng-anh-quoc-te/
Theo dõi trang facebook của Yonah để cập nhật nhiều bài học tiếng Anh miễn phí và những phương pháp dạy con hay nhất: Tiếng Anh Online Yonah