GIẢI MÃ 3 PHƯƠNG PHÁP HỌC NHANH, NHỚ LÂU ĐANG ĐƯỢC CÁC PHỤ HUYNH TIN CHỌN
Chắc hẳn, các bạn học sinh đều mong mình có khả năng “học nhanh nhớ lâu” để không phải vất vả ôn luyện thi cử, vơi bớt áp lực học hành. Trong bài viết này, Yonah sẽ chia sẻ cho các bạn đọc phương pháp học nhanh nhớ lâu, giúp cải thiện chất lượng học tập.
“Học nhanh nhớ lâu” là khả năng bẩm sinh ở một số người nhưng vẫn có thể hình thành nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện tư duy. Hiện nay, có 4 phương pháp đang được các bậc phụ huynh quan tâm, lựa chọn để các bạn nhỏ luyện tập theo.
>>> Xem thêm: 6 Lời khuyên học tiếng Anh cho tân sinh viên
1.Phương pháp Feynman
Phương pháp này được đề xuất bởi Richard Feynman (nhà vật lý học đoạt giải Nobel) và được các thế hệ sau này phát triển, hoàn thiện.
Yếu tố cốt lõi của phương pháp Feynman là con cần đọc hiểu thông tin trước, sau đó kể kiến thức này (theo cách của mình) cho bất kỳ ai mà con muốn. Nếu người nghe không hiểu, con cần kiểm tra quá trình truyền đạt đã xảy ra vấn đề gì, giải quyết và chia sẻ lại đến khi đối phương hiểu. Việc lặp đi lặp lại quy trình tìm hiểu – nghiên cứu – truyền đạt thông tin chính là cách giúp con học và ghi nhớ kiến thức hiệu quả (chính là phương pháp Feynman).
Một cách hiểu khác, việc học tập của con là gồm đầu vào (tiếp nhận kiến thức) và đầu ra (áp dụng kiến thức). Gia đình không nên quá tập trung vào việc con học được những gì, được bao nhiêu kiến thức mà cần giúp con cân bằng giữa học với hành, có sự áp dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Ví dụ, để giúp con học môn lịch sử dễ hơn, ba mẹ hãy khuyến khích con tìm hiểu thật kỹ kiến thức liên quan. Sau đó con hãy kể lại cho cả nhà cùng nghe về những câu chuyện xưa theo cách của riêng mình. Cùng lúc đó, khả năng diễn thuyết của con cũng được rèn luyện và tiến bộ đáng kể.
2. Phương pháp đọc SQ3R
SQ3R đại diện cho: Survey (khảo sát), Question (đặt câu hỏi), Read (đọc), Recite (gợi nhớ/kể lại), Review (đánh giá), tương ứng với 5 bước đọc hiểu và ghi nhớ thông tin của phương pháp này.
Bước 1: Khảo sát
Trước khi bắt đầu đọc bất cứ cuốn sách/truyện nào, trẻ cần đọc lướt qua các phần mở đầu, tên các chương mục,… để tìm hiểu về chủ đề và ý tưởng chính của cuốn sách. Trường hợp sách không có mục lục, các chương hay tiêu đề, con hãy tìm đến những chữ viết hoa hay in đậm, đoạn kết mỗi phần (thông tin được làm nổi bật). Từ đó con có hình dung sơ lược về nội dung cuốn sách mình chọn, chủ động hơn trong việc tiếp nhận thông tin.
Bước 2: Đặt câu hỏi
Trong quá trình đọc lượt, con đừng quên đặt câu hỏi tìm hiểu cho bản thân. Ví dụ, với bài viết này của Yonah:
- “Học nhanh nhớ lâu là kỹ năng thế nào?”
- “Mất bao lâu thì luyện thành kỹ năng này?”
- “Phương pháp luyện tập này có thực sự hiệu quả?”
Việc liên tục đặt câu hỏi sẽ gợi cho con sự tò mò, muốn biết nhiều hơn về nội dung cuốn sách. Qua đó giúp con tăng khả năng tập trung khi đọc và có cách lý giải sáng tạo của bản thân. Tuy nhiên chỉ nên đặt tối đa 3 câu hỏi cho mỗi nội dung để tránh bị rối thông tin.
Bước 3: Đọc
Với hai bước trên, tư duy con sẽ tự động hình thành một hướng đọc nhất quán với những câu hỏi con đặt ra. Trong quá trình đọc, ba mẹ nhớ nhắc con đánh dấu những ý chính, từ khóa mà con cho rằng quan trọng, thậm chí là vẽ sơ đồ để hệ thống lại kiến thức con đã đọc được.
Bước 4: Gợi nhớ
Kết thúc cuốn sách, con hãy cố gắng nhớ lại các thông tin đã đọc, càng nhiều càng tốt. Sau đó mở sách để kiểm tra, đọc lại lần nữa và lặp lại quy trình này. Cứ mỗi lần như thế con sẽ nhớ thêm được nhiều thông tin hơn. Sau đó hãy chia sẻ kiến thức với bạn bè hay ba mẹ (tương tự như Feyman), con sẽ dần làm chủ được kiến thức đã học.
Bước 5: Đánh giá
Lúc này, con hãy quay lại với những câu hỏi con đã đặt ra ở bước 2, tự giải đáp mà không cần xem lại sách. Lặp lại quy trình cho đến khi nhuần nhuyễn kiến thức.
3. Phương pháp Sơ đồ tư duy
Tony Buzan (được mọi người đặt cho biệt danh Mr Brain) chính là người phát minh ra Sơ đồ tư duy, phương pháp đã được ứng dụng trong giáo dục học đường nhiều năm nay.
Sơ đồ tư duy khai thác khả năng ghi nhớ và liên hệ các dữ kiện với nhau bằng cách sử dụng màu sắc, hình ảnh với cấu trúc từ trung tâm (ý chính) tỏa ra thành nhiều nhánh tương đương với các ý nhỏ hơn, phân theo từng cấp độ khác nhau. Từ đó, một lượng kiến thức lớn có thể biến thành một bản đồ đầy màu sắc, liên kết chặt chẽ về ý nhưng cũng rất dễ hiểu. Người học chỉ cần nhớ ý chính, não bộ sẽ tự gợi nhớ về ý nhỏ liên quan.
Các phương pháp trên đều được nghiên cứu và phát minh bởi các nhà khoa học nổi tiếng trên Thế giới nên ba mẹ có thể yên tâm để con theo học. Tuy nhiên hiệu quả đến đâu, qua bao lâu con sẽ có “trái ngọt” phụ thuộc vào tính phù hợp, lòng kiên trì ở mỗi bạn nhỏ. Ba mẹ hãy luôn theo sát, hỗ trợ cùng con trên hành trình đó nhé.
Theo dõi trang Facebook của Yonah để cập nhật nhiều bài học tiếng Anh miễn phí: Tiếng Anh Online Yonah