Tranh biện – Kỹ năng vừa rèn tiếng Anh vừa nâng cao khả năng tư duy
Tranh biện diễn ra trong mọi hoàn cảnh đời sống từ những sự kiện chính quy, đến đời thường. Ai cũng sẽ tham gia vào tranh biện, nhưng nếu có kỹ năng tranh biện tốt sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh tốt hơn. Mong muốn con có những kỹ năng vượt trội, ngày càng nhiều bậc phụ huynh cho con tham gia các khóa học tranh biện tiếng Anh từ sớm. Đây là cách giúp con vừa rèn tiếng Anh vừa nâng cao khả năng tư duy logic.
Cùng Yonah tìm hiểu tổng quan về tranh biện tiếng Anh qua bài chia sẻ dưới đây .
1. Tranh biện (Debate) là gì ?
Kỹ năng tranh biện là một hệ thống lập luận hoặc một cuộc đua ý tưởng giữa những người tham dự về một chủ đề, vấn đề hoặc chính sách bất kỳ. Người tham dự được chia thành 2 phía đối lập: ủng hộ và phản đối vấn đề. (Theo định nghĩa của American Debate League).
Tranh biện không phải là cãi nhau, ai cãi to hơn thì thắng. Tranh biện là đưa ra ý kiến của mình, phản biện ý kiến của đối phương để cuối cùng cả hai bên đều có thể có được một cái nhìn toàn diện về vấn đề.
Tranh biện (debate) cũng không giống thuyết trình (present).
+ Thuyết trình là 1 người đứng trên sân khấu trình bày về một quan điểm nhất định nào đó cho người nghe.
+ Tranh biện là dùng lập luận, phân tích để bảo vệ ý kiến cá nhân của mình, thuyết phục người khác tin vào ý kiến của mình. Đồng thời tranh biện cũng lắng nghe và tôn trọng ý kiến trái chiều của người khác.
Kỹ năng tranh biện gần như có thể diễn ra trong mọi hoàn cảnh trong đời sống từ sự kiện chính quy, đến sự kiện đời thường. Vì vậy, nội dung tranh biện có thể là bất cứ vấn đề hay chính sách nào đang cần giải quyết hoặc cần sự quan tâm của dư luận.
2. Có những loại tranh biện nào ?
2.1, Tranh biện học thuật (Academic Debate )
Đây là dạng Debate về các vấn đề học thuật, được coi như một môn thể thao học thuật như cờ vua. Debate học thuật chú trọng vào phân tích lí lẽ, dẫn chứng, được dùng trong thi đấu Debate.
2.2. Tranh biện mở (Public Forum)
Đây là hình thức tranh luận mà hai bên sẽ cố gắng sử dụng cả lí lẽ (reasoning) lẫn cách hùng biện (rhetoric) để thuyết phục khán giả đồng ý với quan điểm của họ.
2.3. Tranh biện Tổng thống Mỹ (Presidential Debate)
Khi được lựa chọn trở thành ứng viên chạy đua cho ngôi vị Tổng thống Mỹ, các ứng viên sẽ phải tham gia vào phiên Tranh biện về một hay nhiều chủ đề liên quan đến vị trí Tổng Thống Mỹ và các chính sách của họ. Những ý kiến này sẽ “va chạm” (clash) với nhau, từ đó để các cử tri hiểu rõ hơn về các ứng viên Tổng thống.
2.4. Tranh biện không chính thức ( Informal Debate)
Nhiều người hiểu nhầm rằng, bất cứ hình thức tranh luận nào cũng là Debate. Vì vậy các cuộc Debate không chính thức nổ ra dưới hình thức các cuộc tranh luận, các bên sử dụng kiểu tranh luận không có quy tắc để đạt được mục đích thắng/thua.
2.5. Tranh luận chính trị (Debate in MUN)
Khi tham gia các hội nghị mô phỏng Liên Hợp Quốc, sẽ có những phiên tranh biện được sử dụng để các đại biểu tranh luận với nhau về các vấn đề chính trị, xã hội liên quan trực tiếp với chủ đề của phiên đàm phán. Các đại biểu có thể dùng mọi cách thức trong các phiên tranh biện này, miễn đảm bảo cao nhất quyền lợi quốc gia họ đại diện.
3. Độ tuổi nào con nên học tranh biện ?
Độ tuổi trung bình để cho con tìm hiểu về hình thức “debate”là khi con khoảng 9 tuổi. Ở độ tuổi này, khả năng nhận thức, sự hiểu biết xã hội của con cũng tương đối ổn. Con sẽ hiểu hơn về các nội dung tranh luận.
4. Vì sao con cần có có kỹ năng tranh biện tốt?
Tranh biện hiện được 1 số trường đưa vào các môn học chính thức hoặc các hoạt động ngoại khóa thường xuyên. Quá trình tranh biện yêu cầu học sinh rèn giũa kiến thức, tăng tự tin từ đó hình thành được nhiều kỹ năng quan trọng cụ thể:
- Phát triển khả năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh toàn diện 1 cách tự nhiên trên cả bốn kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết.
- Tìm hiểu về 2 mặt của một vấn đề, Rèn luyện tư duy phản biện.
- Tự tin, trau dồi kỹ năng giao tiếp: Con biết phân tích các mặt ưu, nhược điểm của từng quan điểm. Học được cách tôn trọng sự khác biệt, kiên nhẫn. Điều này cũng giúp tiếp thu thông tin, hoàn thiện bản thân, dung nạp kiến thức..
- Rèn luyện khả năng phối hợp, làm việc nhóm, hình thành tính kỷ luật.
5. Khóa học Tranh biện – Yonah Debate Challenge
Bên cạnh mong muốn giúp học viên vận dụng tốt kiến thức tiếng Anh trong giao tiếp. Khóa học Tranh Biện – Yonah Debate Challenge nhằm cung cấp thêm những kiến thức chuyên sâu về tranh biện cho học viên
Các đặc điểm chính:
- 100% giáo viên giỏi đến từ Philippines, Anh, Mỹ.
- Chương trình và chủ đề được lựa chọn phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Nội dung học lồng ghép các chủ đề liên quan tới nhu cầu và sở thích của giới trẻ hiện nay.
- Mỗi chủ đề tranh biện đều có bài viết logic giúp học sinh nắm được cách trình bày luận điểm một cách thuyết phục
- Các câu hỏi đọc hiểu và kiểm tra từ vựng giúp người học tăng vốn hiểu biết cũng như tăng kiến thức xã hội và kiến thức tiếng Anh của học viên.
- Các hoạt động bổ trợ nhằm thúc đẩy người học nắm bắt được cách củng cố cũng như bác bỏ các luận điểm.
- Các nội dung khác giúp người học phát triển khả năng phân tích và tư duy phản biện hoàn toàn bằng tiếng Anh.
- Lớp học nhỏ đảm bảo tương tác tốt với giáo viên.
- Thời lượng 50 phút/buổi.
Tranh biện đặc biệt hữu ích cho học sinh trong hành trình trở thành công dân toàn cầu. Kỹ năng này góp phần tạo lập nền tảng vững chắc về kiến thức, kỹ năng trong các bậc học cao hơn, môi trường quốc tế hay làm việc thực tế tại văn phòng. Ba mẹ muốn tìm hiểu thêm về khóa Tranh Biện Tiếng Anh vui lòng liên hệ Yonah theo số Hotline: 0904 281 599 để được tư vấn .